Những điều cần biết về lễ nạp tài

Những điều cần biết về lễ nạp tài
Là một trong những nghi thức trong lễ ăn hỏi trong đám cưới người Việt. Lễ nạp tài còn được gọi là nạp tệ (nạp trưng) có nghĩa là nộp sính lễ cho nhà gái, tượng trưng cho sự cam kết, hứa hôn chắc chắn từ nhà trai theo truyền thống xa xưa của cha ông.
Ý nghĩa ban đầu của lễ nạp tài là tấm lòng nhà trai góp với nhà gái chi phí tổ chức đám cưới, lễ vật đã chuẩn bị sẵn sàng. Đám cưới xưa, cô dâu được bố mẹ chồng trao đồ nữ trang trước lúc làm lễ khi đủ họ hàng hai bên, thể hiện kinh tế ổn định, cô dâu có thể yên tâm về làm dâu con trong nhà.
Vậy, lễ nạp tài là gì?
Thường được gọi là lễ đen, tiền nát, là món quà nhà trai trao cho nhà gái trong đám ăn hỏi để tỏ lòng cảm ơn nhà gái đã có công sinh thành, nuôi nấng cô dâu.
Thông thường, tiền này sẽ được cha mẹ cô dâu trao lại cho đôi trẻ để lo mua sắm quần áo, trang sức, sính lễ đám hỏi trước khi về nhà chồng.
Sính lễ trong lễ nạp tài
Ngoài lễ vật đựng trong tráp ăn hỏi, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm phần tiền nạp tài theo nghi lễ truyền thống. Số tiền lễ đen cho vào phong bì màu đỏ, in chữ Hỷ hoặc đôi long phượng để chung với tráp trầu cau hoặc khay rượu, phủ khăn gấm đỏ mang sang nhà gái. Ngày xưa, các cụ còn mang kèm nữ trang tặng cô dâu. Nhưng ngày nay bố mẹ chồng thường trao nữ trang cho con dâu trong ngày cưới. Số tiền nạp tài là tùy tâm mỗi gia đình nhưng phải là số lẻ, thể hiện sự sinh sôi, nảy nở.
Một số nơi gọi lễ nạp tài là tiền dẫn cưới. Mỗi địa phương lại có cách đặt lễ nạp tài khác nhau. Người miền Nam với miền Trung thì cho số tiền vào một phong bao lì xì, ở một số tỉnh miền Bắc còn đếm số lượng bát hương trên bàn thờ tổ tiên nhà gái mà đựng vào nhiều phong bì khác nhau, số tiền trong mỗi phong bì cũng là số lẻ.
Tiền nạp tài đám hỏi, đám cưới bao nhiêu?
Tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục địa phương mà số tiền nạp tài sẽ khác nhau. Có nơi chỉ là chút tiền làm phép, có nơi thì số tiền nạp tài (tiền dẫn cưới) có thể lên đến mấy chục triệu. Ngoài ra, lễ nạp tài là một phần của đám hỏi nên gia đình hai bên sẽ phải chuẩn bị thêm một số phong bao cho những người đỡ tráp ăn hỏi, số tiền coi như mua duyên lại cho người đỡ tráp. Tùy theo sự thống nhất của hai gia đình mà số tiền nên bằng nhau.
Ngoài lễ nạp tài, nhà trai cũng cần chuẩn bị lễ vật trong ngày ăn hỏi để thưa chuyện với gia đình nhà gái. Nếu lấy vợ khác địa phương, hai bạn nên trao đổi với nhau về các tập tục địa phương, tham khảo kinh nghiệm cưới hỏi của người đi trước để có sự thống nhất nhé!
Tổng hợp
Mời các bạn tham khảo một số dịch vụ của Yêu Media
Dịch vụ chụp ảnh, quay phim cưới, phóng sự đám cưới, đám hỏi
Cung cấp và cho thuê váy cưới, áo dài ăn hỏi, váy phù dâu
Gói trang điểm cô dâu, makeup đám cưới đám hỏi
Bình luận
Hiện không có bình luận nào!