Những điều kiêng kị trong đám cưới miền Bắc

Những điều kiêng kị trong đám cưới miền Bắc
Đám cưới được xem là mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Với người Việt, đám cưới không chỉ là chuyện hạnh phúc lứa đôi và còn là việc hệ trọng của mỗi gia đình. Vì vậy, họ hàng hai bên đều muốn đám cưới diễn ra suôn sẻ.
Theo tập quán người miền Bắc từ xưa, cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ muốn hạnh phúc cần tránh những điềm xui xẻo. Việc này sẽ giúp đám cưới suôn sẻ và không ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình. Yêu Media xin liệt kê một số điều kiêng kị trong đám cưới miền Bắc để các bạn tham khảo.
Không mời cưới trước ngày ăn hỏi
Kiêng kị trong việc chọn thời gian tổ chức hôn lễ
Ngoài việc xem ngày giờ sinh của cô dâu chú rể để chọn giờ hoàng đạo, ngày đẹp tổ chức hôn lễ, thì một số đám cưới sẽ tránh tổ chức nếu xảy ra một số trường hợp sau:
- Không tổ chức đám cưới khi nhà có tang
Khi nhà có tang, trong nhà cần hoãn các cuộc vui lại, vì vậy đám hỷ cần hoãn lại khi kết thúc tang lễ. Ngày nay, một số nơi đã giản lược tục lệ đoạn tang 3 năm với bố mẹ và 1 năm với ông bà.
Nếu gia đình hai bên có người ốm nặng, nhiều cặp đôi phải tổ chức đám cưới “chạy tang” để tránh điềm xui, đám cưới khi đó sẽ được tổ chức đơn giản, nhanh chóng hơn.
- Không cưới vào năm kim lâu
Các cụ có câu: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà. Làm nhà xem tuổi đàn ông”, thể hiện quan niệm chọn thời gian tổ chức đám cưới theo tuổi cô dâu. Người xưa quan niệm tuổi kim lâu là tuổi hạn của con gái, tổ chức đám cưới vào năm này sẽ khiến cuộc sống hôn nhân lục đục, nuôi con gặp khó khăn,..
Tuổi kim lâu được tính theo tuổi âm lịch (tuổi mụ) với đuôi tương ứng 1, 3, 6, 8. Tuy nhiên, một số người có quan điểm rằng vẫn có thể tổ chức đám cưới vào năm kim lâu nhưng phải qua ngày Đông Chí và nên tổ chức “cưới hai lần” để tránh vận xui.
Đám cưới ngày nay đã giảm tiện rất nhiều thủ tục cũ
- Không mời cưới khi chưa xây dựng đám hỏi
Việc ấn định hôn lễ được xem là của nhà trai dựa trên những thỏa thuận với nhà gái. Thông thường vào ngày ăn hỏi, hai nhà sẽ ấn định ngày hôn lễ lần cuối. Vì vậy, trước đám ăn hỏi, nhà gái không nên mời cưới để không sẽ bị chê là “vô duyên”, “chưa ai hỏi mà đã cưới”.
Tuy nhiên, bây giờ, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường xây dựng ăn hỏi và cỗ cưới liền ngày nhau nên nhà gái khó tránh khỏi việc mời cưới trước.
- Đầu giường tân hôn không được đối diện với gương lớn
Đây cũng được xem là điều kiêng kị trong ngày cưới bởi việc bố trí sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng. Một số lưu ý là không được kê giường tân hôn phía tây, cuối giường không đối diện với cửa ra vào để tránh tâm lý bất an, gây đau đầu,.. Không kê giường dưới xà ngang, nếu nhà có xà ngang có thể dùng trần giả để che. Ngoài ra, còn có tục lệ chọn người trải ga giường cưới để cuộc sống hôn nhân của cô dâu chú rể được hạnh phúc đủ đầy.
Cô dâu chỉ xuất hiện trước họ nhà trai trước khi chú rể vào phòng đón
Những kiêng kị trong ngày cưới
- Cô dâu không xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Vào ngày đón dâu, cô dâu không được xuất hiện trước họ hàng nhà trai để tránh mất duyên và được xem trọng hơn. Cô dâu sẽ ngồi trong phòng kín cửa, đợi chú rể vào đón ra chào họ hàng.
- Mẹ cô dâu không đưa con về nhà chồng
Theo phong tuc xưa là “Cha đưa mẹ đón”, ý chỉ mẹ chồng đến đón con dâu, bố ruột và họ hàng thân cận sẽ đưa con gái về nhà chồng. Điều tối kị trong đám rước dâu là mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng để tránh “lấn át” mẹ chồng.
- Cô dâu có bầu không được đi cửa chính
Theo quan niệm các cụ xưa, con dâu có bầu không được danh chính ngôn thuận vào cửa chính mà phải đi từ cửa sau vào. Nếu không có cửa sau, cô dâu sẽ bước qua chậu bồ kết nướng trên than hồng để xua đuổi vận xui. Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn, phong tục này đã không còn được nhiều nơi áp dụng.
- Tránh đổ vỡ trang đám cưới
Việc đổ vỡ luôn được xem là mang đến điềm xui xẻo, người xưa quan niệm nó mang đến điều không may cho cuộc sống vợ chồng của đôi trẻ sau này. Nhưng trong đám cưới đông người khó tránh khỏi đổ vỡ, vì vậy khi có sự cố, gia đình hai bên thường làm lễ giải hạn để xua “tà khí”.
Cô dâu thường mang theo gạo muối, tiền lẻ trải trên đường về nhà chồng
Đem theo kim, gạo muối và tiền lẻ trải dọc đường
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho gạo muối, kim, tiền lẻ để trải dọc đường, qua sông, cầu,.. Thông thường là sẽ chuẩn bi 7 hoặc 9 cái kim nhỏ để xua đuổi tà khí, tiền lẻ với mong ước cuộc sống đôi trẻ thuận lợi, giàu có. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm cưới hỏi của bạn bè, người thân để đám cưới được diễn ra suôn sẻ nhất!
Tổng hợp
Bình luận
Hiện không có bình luận nào!