Quy trình một đám cưới miền Bắc

Quy trình một đám cưới miền Bắc
Quy trình của một đám cưới gồm 3 lễ lớn: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ đón dâu (lễ cưới). Mỗi lễ có những thủ tục khác nhau, tùy theo từng vùng miền mà có những yêu cầu khác nhau. Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn, nghi thức lễ cưới được giản tiện đi rất nhiều nhưng vẫn giữ được những truyền thống từ xa xưa. Hãy cùng Yêu Media tìm hiểu về các gia đoạn của một lễ cưới miền Bắc.
Lễ Dạm ngõ (chạm ngõ)
Là nghi lễ đầu tiên trong việc xác lập mối quan hệ của cô dâu chú rể cũng như hai gia đình thông gia nên có thể nói đây là nghi thức rất quan trong trong lễ cưới của người miền Bắc. Để chọn ngày đến “Dạm ngõ” người lớn hai nhà cũng phải đi xem thầy chọn ngày lành tháng tốt để đến thưa chuyện với nhà gái.
Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn. Thành phần tham dự cũng chỉ có nội bộ là các thành viên của hai gia đình.
Không khí buổi lễ thân thiện, giản đơn vì hai nhà coi “tình thông gia hai nhà như một”, người con gái được xem như đã “có nơi có chốn”. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái đặt lên bàn thờ tổ tiên thắp hương, nhà gái mang những món đồ đã chuẩn bị sẵn tiếp đón nhà trai và bàn chuyện hô lễ cho đôi trẻ.
Thành phần tham dự lễ Dạm ngõ chỉ gồm nội bộ hai gia đình nhà trai, nhà gái. (Ảnh minh họa)
Lễ ăn hỏi
Được tiến hành sau lễ dạm ngõ, đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ. Tùy theo tập quán vùng miền mà các thủ tục khác như: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài,… được gộp luôn trong ngày này. Một số nơi không có lễ nạp tài nên thủ tục sẽ đơn giản hơn. Tiếp đến là thủ tục nhận tráp ăn hỏi, tùy theo yêu cầu thách cưới của nhà gái mà số lượng tráp hỏi và lễ vật sẽ khác nhau.
Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bán bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.
Nhiều nơi nhà gái sẽ chia lại một chút lễ vật ăn hỏi cho nhà trai mang về, còn không nhà gái sẽ chia lễ ăn hỏi thành nhiều phần chia cho họ hàng, người thân.
Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.
Thời gian diễn ra lễ ăn hỏi có thể trước ngày cưới vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào ngày giờ tốt mà hai nhà đã thống nhất trước đó.
Video lễ ăn hỏi và lễ cưới người miền Bắc.
Lễ cưới ở miền Bắc
Với những gia đình tổ chức tiệc cưới tại nhà thì tiệc mặn được tổ chức trước ngày cưới 1 ngày để mời khách, một số nơi yêu cầu chú rể phải có mặt ở nhà cô dâu vào một hôm. Ngày nay, tùy thuộc vào điều kiện đường xa, mà có giảm tiện bớt thủ tục này.
Một số gia đình cẩn thận, quan điểm “có kiêng có lành” xem tuổi cô dâu nếu thấy cần phải “kết hôn hai lần” sẽ tiến hành thủ tục xin dâu vào ngày ăn hỏi, cô dâu theo chồng về nhà một ngày, sáng sớm hôm sau “trốn” về nhà mình và không để ai biết. Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng cần chú ý đến một số điều kiêng kị trong đám cưới để tránh để cuộc sống hôn nhân của đôi trẻ được suôn sẻ, hạnh phúc.
Vào ngày lành, tháng tốt, chú rể cùng với đại diện nhà trai sẽ tới rước dâu. Trang phục ngày cưới của cô dâu chú rể thường là váy cưới trắng và áo vest. Nghi thức đưa rước dâu được tiến hành theo truyền thống, ngày nay đám cưới được tổ chức ở khách sạn, nhà hàng thì sau các thủ tục, hai họ sẽ đón tiếp khách khứa bằng tiệc mặn tại nơi tổ chức tiệc cưới.
Ngày nay đám cưới thường được tổ chức tại khách sạn sau khi thực hiện xong các nghi lễ.
Lễ lại mặt ở nhà gái thường được tiến hành sau đám cưới một ngày hoặc tùy thuộc khoảng cách địa lý hai nhà mà cô dâu chú rể chọn ngày cho phù hợp. Đồ lễ chú rể mang về nhà vợ có thể là gà trống, gạo nếp hoặc lễ ngọt bánh kẹo, chè thuốc, ngày nay có giảm tiện bớt, chú rể về ăn cơm cùng họ hàng nhà ngoại để “lại mặt” cho họ hàng biết mặt con cháu trong nhà.
Lễ lại mặt ngoài ý nghĩa cho họ hàng biết mặt con cháu, còn có ý nghĩa chú rể cũng như cô dâu phải quan tâm và trọng đạo hiếu với cả gia đình hai bên và góp phần gắn kết sự thân mật giữa hai nhà.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn thủ tục cưới xin của miền Bắc một cách đơn giản giúp các bạn hình dung được trình tự một đám cưới một cách cơ bản nhất. Tùy theo vùng miền và điều kiện địa lý mà ngày nay các đám cưới thường gộp lễ dạm ngõ với ăn hỏi hoặc ăn hỏi với dạm ngõ,…
Tổng hợp
Bình luận
Hiện không có bình luận nào!