Lựa chọn mẫu bàn thờ gia tiên đám cưới cho ngày vui thêm trọn vẹn
Lựa chọn mẫu bàn thờ gia tiên đám cưới cho ngày vui thêm trọn vẹn
Trong quá trình tổ chức các nghi thức cưới, thì nghi thức dâng hương bàn thờ gia tiên là không thể thiếu. Đây là nghi thức thiêng liêng để con cháu thể hiện sự thành kính đối với ông bà tổ tiên.Cầu mong nhận được sự chứng giám và phù hộ của ông bà. Vì vậy làm sao để bày trí lại hay mẫu bàn thờ gia tiên đám cưới chuẩn phong tục là như thế nào, là những câu hỏi mà cặp đôi sắp cưới nào cũng thắc mắc. Tùy vào điều kiện của từng gia đình sẽ có cách bày trí hay trang trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Nhưng cũng không nên bày biện, trang trí bàn thờ quá sơ sài. Bàn thờ phải được dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, có đầy đủ mâm cỗ cúng và đồ trang trí.
Thế nào là mẫu bàn thờ gia tiên đám cưới đúng chuẩn:
Để có được một bàn thờ gia tiên chỉnh chu, từng bước chuẩn bị đều cần phải chú ý kỹ lưỡng. Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý về khi bày biện lại bàn thờ gia tiên cho ngày cưới:
- Vật dụng cần thiết:
- Chữ hỷ
- Đôi câu đối
- Cặp lư đồng, bát hương
- Mâm ngũ quả kết hình long phụng (thanh long, mãng cầu, xoài, nho, táo…)
- Đôi đèn cầy long phụng lớn
- Hoa tươi mang màu sắc tươi tắn (vàng, đỏ, hồng). Bạn nên ưu tiên chọn lay ơn, hoa hồng, hoa sen, hoa lan…
- Khung ảnh ông bà trên bàn thờ
- Các bước thực hiện: Khi cử hành nghi thức lễ cưới, gia đình cả hai bên thường sẽ chọn một căn phòng lớn nhất để lập một bàn thờ gia tiên. Khu vực này sẽ được trang trí lại sao cho vừa đẹp vừa đủ trang trọng theo đúng phong tục truyền thống. Hiện nay, có rất nhiều mẫu bàn thờ gia tiên đám cưới những phổ biến nhất vẫn là dùng phông đỏ thêu chữ hỷ, rồng phụng.
Bước tiếp theo là chuẩn bị hai bình hoa trưng đối xứng tren bàn thờ. Về mâm ngũ quả, theo quan niệm cha ông, phần lớn gia đình sẽ lựa chọn 5 loại quả tượng trưng cho sự cân bằng ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đồng thời cũng mang ý nghĩa khác: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. >>> Xem thêm: Bàn thờ gia tiên ngày cưới các vùng miền có gì khác nhau?
5 loại quả thường được dùng để bày trí mâm ngũ quả là các loại quả sau:
- Thanh long: Biểu tượng cho rồng mây hội tụ.
- Mãng cầu: Vạn sự như ý.
- Xoài cát: Mang ý nghĩa tài lộc, mong cuộc sống hôn nhân thịnh vượng, sung túc.
- Nho: Mong cho đôi uyên ương sớm sinh quý tử, nhiều con nhiều lộc.
- Táo đỏ: Mang đến nhiều sự thăng tiến trong công việc và cuộc sống hôn nhân.
Một số lưu ý khi chọn hoa trang trí bàn thờ:
Về lựa chọn hoa trưng: Theo phong tục truyền thống, người Việt ta thường dùng các loại hoa mang màu sắc tưới tắn như vàng, đỏ, hồng… để trang trí bàn thờ gia tiên.Trong đó phổ biến là các loại hoa: lay ơn, cúc, hồng, sen, lan là những loại hoa được các gia đình Việt ưa thích. Khi chọn mua hoa các cặp đôi cũng cần lưu ý chọn hoa cồn cuống tươi, chưa bung nở thì sẽ giữ được lâu hơn cũng như ít rụng cánh. Song song đó, các cặp đôi nên chọn hoa trang trí theo vùng miền, theo mùa để vừa chọn được hoa phù hợp vừa tiết kiệm chi phí.
Nên tránh chọn các loại hoa sau để trang trí bàn thờ gia tiên:
- Hoa ly trắng: Mang ý nghĩa chia buồn, tang tóc. Một số nơi còn quan niệm chữ Ly trong hoa ly mang ý nghĩa chia ly.
- Hoa dâm bụt: Loại hoa này tuy mang màu sắc rạng rỡ, tươi tắn nhưng theo quan niệm người xưa thường mang ý nghĩa không tốt đẹp, không may mắn.
- Hoa cúc vạn thọ: Theo tiếng Hy Lạp cổ, cúc vạn thọ có nghĩa là “hoa của người đã khuất”. Ở nước ta, loài hoa này thường được dùng trong tang lễ, mang ý nghĩa chia buồn cùng gia đình người đã mất.
- Hoa lài: Đây là loài hoa vốn được nhiều cô gái yêu thích bởi hương thơm ngọt ngào, dễ “gây thương nhớ”. Tuy nhiên, trong ngày vui, hoa lài là không phải là sự lựa chọn tuyệt vời. Vì loài hoa này thường gắn với câu “Hoa lài cắm bãi phân trâu” nên các đôi uyên ương hạn chế sử dụng nhé.
- Hoa phù dung: Loài hoa này gắn với một câu chuyện buồn, chia ly, lại mau chóng tàn. Do đó, hoa phù dung thường ít được sử dụng trong dịp hỷ sự, đặc biệt là đám cưới.