Những lưu ý khi tổ chức lễ hằng thuận

Bài viết liên quan

Nhưng chia sẻ cô dâu chú rể có thể tham khảo cho ngày trọng đại của mình

Nhưng chia sẻ cô dâu chú rể có thể tham khảo cho ngày trọng đại của mình

28/11/2024 0 bình luận Sơn Nguyễn

Đám hỏi thường diễn ra trước đám cưới, và nó mang tính chất chính thức, thông báo với gia đình...

Những đám cưới trang chí toàn rau củ gần gũi với thiên nhiên

Những đám cưới trang chí toàn rau củ gần gũi với thiên nhiên

28/11/2024 0 bình luận Sơn Nguyễn

Trang trí đám cưới bằng rau củ là một ý tưởng sáng tạo và độc đáo, mang đến không khí...

Lưu ý khi chọn người bưng quả để cặp đôi luôn hạnh phúc

Lưu ý khi chọn người bưng quả để cặp đôi luôn hạnh phúc

24/10/2024 0 bình luận Trang Trang

Trong văn hóa cưới hỏi Việt Nam, việc chọn người bưng quả không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng mà...

Xu hướng tổ chức tiệc cưới năm 2024

Xu hướng tổ chức tiệc cưới năm 2024

24/10/2024 0 bình luận Trang Trang

Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm đầy màu sắc và sáng tạo trong lĩnh vực tổ chức tiệc...

Những việc cô dâu cần chuẩn bị trước khi cưới

Những việc cô dâu cần chuẩn bị trước khi cưới

24/10/2024 0 bình luận Trang Trang

Ngày cưới là một sự kiện quan trọng và đầy ý nghĩa trong cuộc đời mỗi cô dâu. Để có...

Tổ chức đám cưới đơn giản và những điều cần chuẩn bị

Tổ chức đám cưới đơn giản và những điều cần chuẩn bị

24/10/2024 0 bình luận Trang Trang

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, nhưng không phải ai...

Xem thêm:

Studio chụp ảnh cưới đẹp tại quận Đống Đa, Hà Nội

Studio chụp ảnh cưới đẹp tại quận Đống Đa, Hà Nội

09/06/2024 0 Comments Sơn Nguyễn

YÊU MEDIA xin chào bạn. Bạn cần chụp 1 bộ ảnh cưới thật đẹp, độc đáo, sang trọng và có...

Check in các địa điểm chụp ảnh Tết 2024 đẹp nhất tại Hà Nội

Check in các địa điểm chụp ảnh Tết 2024 đẹp nhất tại Hà Nội

07/02/2024 0 Comments Sơn Nguyễn

Có rất nhiều địa điểm chụp ảnh Tết đẹp ở Hà Nội để bạn sở hữu được những khung hình...

Nên chọn địa điểm nào để chụp ảnh cưới vào mùa Xuân?

Nên chọn địa điểm nào để chụp ảnh cưới vào mùa Xuân?

07/02/2024 0 Comments Sơn Nguyễn

Mùa xuân, mùa trăm hoa đua nở với khí hậu mát mẻ, dịu ngọt và cũng là dịp thích hợp...

Địa chỉ chụp và in ảnh gia đình dịp Tết nguyên đán tại Hà Nội

Địa chỉ chụp và in ảnh gia đình dịp Tết nguyên đán tại Hà Nội

07/02/2024 0 Comments Sơn Nguyễn

Tết với nhiều người là dịp để trở về đoàn tụ cùng với người thân. Nhân dịp sum họp đủ...

Không gian cực chất với quán The XX - Coffee Bar - đam mê sống ảo check in cả chiều không hết

Không gian cực chất với quán The XX - Coffee Bar - đam mê sống ảo check in cả chiều không hết

23/08/2022 0 Comments Linh Linh

Tọa lạc tại CH01 Vinaconex 7 - 136 Ho Tung Mau - Ha Noi, The XX - Coffee Bar thực...

Gō ēn Coffee & Tea - đã mắt với khu vườn view tầng thượng

Gō ēn Coffee & Tea - đã mắt với khu vườn view tầng thượng

23/08/2022 0 Comments Linh Linh

Gō ēn Coffee & Tea tọa lạc tại địa chỉ số 15 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh...

Blog tags

Những lưu ý khi tổ chức lễ hằng thuận

Những lưu ý khi tổ chức lễ hằng thuận

29/08/2024 Trang Trang

Lễ hằng thuận là một cái tên khá xa lạ với một số cặp đôi nhưng đây là một nghi thức vô cùng quan trọng trong tổ chức hôn nhân tại chùa. Vậy lễ hằng thuận là gì, ý nghĩa của lễ này như thế nào hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây nhé!

Lễ hằng thuận của chú rể trần hiếu và cô dâu bảo uyên tại chùa sùng phúc

Lễ Hằng Thuận là gì? 

Lễ hằng thuận là một nghi thức đặc biệt dành riêng cho người Phật tử, chính vì vậy mà Lễ Hằng Thuận thường được tổ chức trang trọng tại Chùa hay Thiền Viện hoặc cũng có thể diễn ra tại nhà thờ tổ của dòng họ. Trong nghi lễ này cô dâu, chú rể cũng được người đại diện là sư trụ trì tuyên bố lý do, lễ cầu phúc cho cặp đôi, trao nhẫn cưới và nhận lời chúc tụng của hai họ.

Lễ Hằng Thuận mang ý nghĩa: “Hằng” là mãi mãi, vĩnh cửu, “thuận” trong hòa thuận, yên bình. “Hằng thuận” có nghĩa là luôn luôn sống hoà hợp, độ lượng với mọi người xung quanh và tôn trọng đạo vợ chồng.

Lễ hằng thuận của chú rể trần hiếu và cô dâu bảo uyên tại chùa sùng phúc

Lễ Hằng Thuận được tổ chức khi nào?

Thông thường lễ hằng thuận được tổ chức ngay sau khi lễ cưới được diễn ra. Sau khi đã chọn được ngày lành tháng tốt, gia đình sẽ lên thỉnh ý kiến của sư thầy trụ trì. Nếu được đồng ý, buổi lễ sẽ diễn ra theo đúng như ngày đã định dưới sự chuẩn bị và kết hợp của gia đình và các sư thầy, hòa thượng trong chùa. 

Song song với đó, trước hôn lễ từ 3 – 5 ngày cô dâu, chú rể thường xuyên lên chùa để nghe giảng đạo vợ chồng, đạo làm con để chuẩn bị cho hôn nhân, cuộc sống gia đình trong tương lai. 

Nghi thức Lễ Hằng Thuận diễn ra như thế nào? 

Sau khi tìm hiểu lễ hằng thuận là gì chắc chắn bạn đang tò mò nghi lễ này diễn ra như thế nào đúng không? Chúng ta hãy cùng tham khảo chi tiết trình tự sau đây:

   •  Mọi người ổn định chỗ ngồi, lên đèn nhang đầy đủ, xông hương trầm và nghinh vị chủ trì hôn lễ. 

   •  Nghi lễ thường diễn ra tại chính điện của chùa, trong không gian rộng và trang trọng nhất.
   •  Người thân, bạn bè được sắp xếp vị trí hai bên theo đúng nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (từ trong chính điện nhìn ra), mang ý nghĩa là nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải.

   •  Cô dâu chú rể sẽ được chủ trì làm lễ quy y nếu chưa và có pháp danh, còn trường hợp nếu đã quy y thì chủ hôn sẽ tiến hành bình thường và theo trình tự: tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự, đại diện của hai gia đình nói lời phát biểu.

   •  Cô dâu, chú rể phát nguyện (theo như cả hai đã chuẩn bị từ trước). Sau đó cùng nghe lời giảng của trụ trì về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình cũng như ngoài xã hội.
   •  Hòa thượng chủ hôn buộc dây tơ hồng làm bằng ruy-băng, len hoặc lụa đỏ để thể hiện sự gắn bó, kết nối đôi uyên ương mãi không rời xa nhau.

   •  Cô dâu chú rể đảnh lễ (quỳ lạy) niệm ân cha mẹ, nội ngoại và với đối phương. Tiếp đến là ký tên vào giấy chứng nhận, cả hai cùng tiến hành trao nhẫn và nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn. 

   •  Đại diện hai bên gia đình cũng phát biểu lời chỉ bảo khuyên răn cặp đôi.
   •  Nhà chùa và gia đình có thể tặng hoa hoặc quà cho nhau.
   •  Sau khi hoàn tất nghi lễ, mọi người thường ở lại dùng trà, bánh ngọt hoặc dùng tiệc chay ngay trong chùa.

Lễ hằng thuận của chú rể trần hiếu và cô dâu bảo uyên tại chùa sùng phúc

Những lưu ý khi tổ chức Lễ Hằng Thuận

   •  Thông báo cho nhà chùa biết hai bạn đã quy y và có pháp danh hay chưa. 
   •  Địa điểm tổ chức lễ hằng thuận tốt nhất là nơi chú rể, cô dâu quy y hoặc nơi đã có mối quan hệ từ trước. 
   •  Nên dành thời gian đến chùa bàn bạc và chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho đến ngày kết hôn. 
   •  Thông thường mọi thứ trong hôn lễ sẽ đều được nhà chùa chuẩn bị giúp. Tuy nhiên, nếu gia đình muốn trang trí, trang hoàng không gian theo màu sắc thì vẫn lên bàn bạc lại với trụ trì.

Lễ hằng thuận của chú rể trần hiếu và cô dâu bảo uyên tại chùa sùng phúc

Lưu ý: 

   -  Đối với khách mời trong lễ , thường là mọi người phải ăn mặc những trang phục kín đáo, ăn nói nhỏ nhẹ, trang nghiêm. 
   -  Một số ngôi chùa chỉ được phép tổ chức lễ hằng thuận, có chuẩn bị trà, bánh ngọt lót dạ chứ không tổ chức tiệc ngay trong khuôn viên chùa. Vậy nên, nếu có mong muốn gì bạn hãy bàn bạc ngay với trụ trì để được lưu ý tốt nhất. 

Lễ hằng thuận của chú rể trần hiếu và cô dâu bảo uyên tại chùa sùng phúc

Chi phí tổ chức Lễ Hằng Thuận

Đối với lễ Hằng Thuận, sẽ phụ thuộc vào mong muốn của cô dâu chú rể mà sự cầu kỳ, long trọng hay tinh tế đơn giản được lựa chọn. Nhìn chung, phần chi phí của Lễ Hằng Thuận sẽ được chia thành 3 khoản như sau:

   •  Chi phí thực hiện nghi thức làm lễ: Bao gồm trang trí chính điện, bàn thờ Phật tổ Như Lai, cũng như phần bàn của gia đình hai bên, phần chi phí này rơi vào khoảng 2 triệu – 4 triệu đồng, tùy thuộc vào việc cô dâu chú rể sẽ sử dụng loại hoa thì chi phí sẽ thay đổi linh động theo.

   •  Chi phí công đức: Phần hoa quả và nhang đèn, nếu như gia đình không biết quy cách sắp xếp như thế nào, có thể gửi các sư thầy thực hiện giúp, chi phí này sẽ rơi vào khoảng 3 – 5 triệu đồng, cô dâu chú rể có thể lựa chọn cách cúng dường hoặc gửi phong bì cho sư thầy để sư thầy tự tay chuẩn bị cho cặp đôi.
   •  Chi phí mâm cơm chay: Đây được xem như một lời cảm ơn, cũng như một sự san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc mới của đôi uyên ương nhà Phật, mâm cơm chay bao gồm những món chay nhưng hãy nhớ có món kho, món canh cũng như trái cây thịnh soạn nhé. 

Lễ hằng thuận của chú rể trần hiếu và cô dâu bảo uyên tại chùa sùng phúc

zalo
Gọi ngay 0928975888